Nội Thất - Tấm Gương Phản Chiếu Cá Tính Của Gia Chủ

Đăng bởi Trúc Ly vào lúc 13/12/2024

Nội Thất - Tấm Gương Phản Chiếu Cá Tính Của Gia Chủ

 
Nội thất không chỉ đơn thuần là những vật dụng và đồ trang trí trong nhà, mà còn là một phần quan trọng thể hiện cá tính và phong cách sống của gia chủ. Từ sự lựa chọn màu sắc, kiểu dáng cho đến cách bày trí, mọi chi tiết nhỏ đều có thể tiết lộ nhiều về con người sống trong không gian đó.


1. Màu Sắc và Vật Liệu:
► Màu sắc là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong thiết kế nội thất, và nó có thể nói lên rất nhiều về cá tính của chủ nhà. Những người yêu thích sự tươi mới, năng động thường chọn những gam màu sáng, nổi bật như vàng, cam, xanh lá cây. Ngược lại, những gam màu trung tính như trắng, xám, be thường được ưa chuộng bởi những ai thích sự thanh lịch, tối giản.

 ► Vật liệu cũng không kém phần quan trọng. Gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp thường được chọn bởi những người yêu thích sự ấm cúng, gần gũi với thiên nhiên, trong khi kim loại và kính lại thể hiện sự hiện đại, mạnh mẽ và cá tính. 

Hình 1: Cách phối vật liệu với nhau (Nguồn: Sưu tầm)

Hình 2: Cách phối màu sắc tương phản (Nguồn: Sưu tầm)


2. Phong Cách Thiết Kế: 
Có nhiều phong cách thiết kế nội thất khác nhau, mỗi phong cách đều có cách thể hiện riêng biệt. 
Gồm có:
► Phong cách Bắc Âu  còn được gọi là phong cách Scandinavian, là một xu hướng thiết kế nội thất và kiến trúc nổi tiếng với 3 đặc điểm nổi bật: đơn giản trong thiết kế, tinh tế trong cảm giác và tiện nghi khi sử dụng
, thường thu hút những người yêu thích sự gọn gàng và thoải mái. 

Hình 3: Vẻ đẹp của những ngôi nhà “phủ trắng” bởi nước sơn gỗ đặc trưng (Nguồn: Sưu tầm)

Hình 4: Những màu xám, trắng và những tone màu đất tinh tế là những màu sơn phổ biến nhất trong những ngôi nhà mang phong cách Scandinavian. Những màu này được pha trộn tinh tế với những màu đậm của các mẫu hoa văn. (Nguồn: Sưu tầm)

Hình 5: Phong cách thiết kế vùng biển Bắc Âu chuộng gam màu trắng, màu đất và những vật liệu thô mộc tự nhiên, lông thú và da để phù hợp khí hậu bản địa. (Nguồn: Sưu tầm)

Phong cách cổ điển (Classic) là một phong cách thiết kế mang tính chất lịch sử, thường được lấy cảm hứng từ kiến trúc và nghệ thuật của châu Âu cổ điển, với những chi tiết trang trí công phu, cầu kỳ lại phù hợp với những ai yêu thích sự sang trọng, quý phái. Trong phong cách này, yếu tố được chú trọng nhất chính là tính đối xứng, sử dụng màu được lấy cảm hứng từ các tông màu thiên nhiên như màu nâu, xanh xám… 

Hình 6: Phong cách thiết kế nội thất classic cầu kỳ đẹp mắt (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Hình 7: Tính đối xứng được đánh giá đầu tiên trong phong cách (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Hình 8: Đồ nội thất bằng gỗ được lựa chọn nhiều nhất (Nguồn ảnh: Sưu tầm)


Phong cách tân cổ điển (Neo Classic) là sự kết hợp tinh tế giữa phong cách cổ điển và hiện đại, mang lại sự sang trọng và đẳng cấp mà vẫn hợp thời. Phong cách này có đặc trưng nổi bật là giảm bớt các chi tiết phức tạp và rườm rà của phong cách cổ điển và tạo sự đơn giản trong hoa văn và họa tiết để làm đối xứng không gian.

Hình 9: Sử dụng những vật liệu nội thất cao cấp (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Hình 10: Không gian phòng làm việc tại nhà (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Hình 11: Không gian phòng bếp (Nguồn ảnh: Sưu tầm)


Phong cách Đông Dương (Indochine) là sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc Pháp tân cổ điển và văn hóa truyền thống của các nước Đông Dương mà Pháp đô hộ. Phong cách này được nhiều người yêu thích bởi vì vẻ đẹp sang trọng và mang đậm dấu ấn lịch sử. Trong thiết kế nội thất thường gồm những chi tiết trang trí đậm chất truyền thống, đơn giản, tinh tế và mang tính ứng dụng cao trong thực tế. Màu sắc chủ đạo được sử dụng thường có gam màu của vùng Nhiệt đới.

Hình 12: Sự “ăn nhập” giữa 2 bản sắc mang đến một nét phong cách kiến trúc mới mẻ  (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Hình 13: Màu sắc trung tính được sử dụng phổ biến cho toàn bộ nội thất của phong cách thiết kế Đông Dương 

(Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Hình 14: Sàn nhà được lát gạch bông -  vật liệu không thể thiếu trong các căn nhà xưa, tạo điểm nhấn thu hút cho không gian nội thất lộng lẫy. (Nguồn ảnh: Sưu tầm)


Phong cách Tối giản (Minimalism) thu hút bởi sự đơn giản và tinh tế mà nó mang lại. Nội thất mang đường nét tối thiểu, ít chi tiết, và giảm đối đa số lượng, đặc biệt mọi chi tiết đều mang những ý nghĩa nhất định nhằm tạo ra không gian hài hòa và thông thoáng nhất. Minimalism không chỉ là một phong cách thiết kế, nó còn thể hiện được phong cách sống của chủ nhân một cách rõ nét. Với mật độ dân số ngày càng đông, một khối lượng công việc khủng khiếp mà những bạn trẻ phải đối mặt thì một không gian thoáng đãng, tràn ngập ánh sáng chính là điều mà mọi người đang hướng tới.

Hình 15: Phong cách tối giản Minimalism giúp tạo ra một không gian sống rộng rãi, đầy đủ tiện nghi mà vẫn siêu thẩm mỹ 

(Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Hình 16: Tất cả vật dụng, nội thất, đồ trang trí trong nhà thường sẽ là màu đơn sắc (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Hình 17: Tận dụng ánh sáng như một phần của thiết kế (Nguồn ảnh: Sưu tầm)


Phong cách Taiwan (phong cách Đài Loan) đây là phong cách được mix giữa phong cách thiết kế nội thất hiện đại và phong cách thiết kế nội thất Minimalist, nhưng lại hài hoà và có những nét độc đáo riêng. Mang đến một không gian đơn giản, mộc mạc nhưng cũng không kém phần sang trọng và tinh tế.

Hình 18: Sử dụng ánh sáng tự nhiên sẽ làm không gian thêm ấm cúng, tạo sự tương phản sáng tối rõ rệt (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Hình 19: Phòng làm việc phong cách Taiwan (Nguồn ảnh: Sưu tầm)


Phong cách Japandi đơn giản là một phong cách hỗn hợp. Tên gọi “Japandi” chính là từ được ghép từ tên 2 phong cách tạo ra nó bao gồm Japanese (phong cách Nhật Bản) và Scandinavian (phong cách Bắc Âu). Hai phong cách này chia sẻ những nguyên tắc cơ bản như sự tối giản, tính chức năng, và việc sử dụng các vật liệu tự nhiên.

Hình 19: Phong cách Japandi (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Hình 20: Những điểm tương đồng của Janpandi với 2 phong cách khác (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Hình 21: Phong cách Japandi tinh tế, nhẹ nhàng (Nguồn ảnh: Sưu tầm)


Phong cách Santorini lấy cảm hứng từ hòn đảo Santorini nổi tiếng của Hy Lạp, là một phần không thể tách rời của văn hoá Địa Trung Hải thể hiện sự hoà hợp tuyệt vời giữa con người và thiên nhiên. Điểm dễ nhận dạng của phong khách thiết kế này đó là phóng khoáng và đơn giản nhưng tiện nghi có tính thẩm mỹ cao mang đến sự hoàn hảo cho kiến trúc căn phòng. Màu sắc đặc trưng là màu trắng sáng và các sắc xanh biển, xanh trời tạo nên một không gian tươi mát và thư thái.

Hình 22: Bờ biển Santorini (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Hình 23: Phong cách Santorini (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Hình 24: Sự phối hợp tinh tế giữa tông màu xanh và trắng  (Nguồn: Sưu tầm)


Phong cách Tây Ban Nha hay còn gọi là Spanish style, là phong cách nội thất và kiến trúc được lấy cảm hứng từ kiến trúc và văn hóa của Tây Ban Nha. Phong cách này mang đến một vẻ đẹp ấm cúng, trang trọng và có phần lãng mạn. Tạo ra một không gian sống ấm áp, thoải mái và giàu tính nghệ thuật, rất phù hợp cho những ai yêu thích văn hóa và kiến trúc Tây Ban Nha.

Hình 25: Phong cách Tây Ban Nha (Nguồn: Sưu tầm)

Hình 26: Những dầm gỗ thô, trần, tường cao là điểm đặc trưng độc đáo của phong cách nội thất Tây Ban Nha (Nguồn: Sưu tầm)

Hình 27: Không gian căn hộ được cách điệu với những màu sắc ấm nóng, tươi sáng (Nguồn: Sưu tầm)

Hình 28: Phong cách Tây Ban Nha cách điệu vừa hiện đại vừa mộc mạc (Nguồn: Sưu tầm)

► Phong cách Wabi Sabi xuất phát từ Nhật Bản, và mang đậm triết lý về vẻ đẹp của sự không hoàn hảo, sự tạm thời và sự bất toàn. Từ "Wabi" liên quan đến sự đơn giản, tinh tế, và "Sabi" ám chỉ vẻ đẹp của sự già nua và tàn úa theo thời gian. Wabi Sabi khuyến khích việc chấp nhận và trân trọng những khuyết điểm và sự biến đổi của cuộc sống. Thiết kế nội thất phong cách Wabi sabi sẽ giúp cho tổ ấm của bạn thêm ấn tượng và khác biệt so với những phong cách thịnh hành trên thị trường. Không dừng lại ở đó, với thiết kế tối giản đồng thời đề cao giá trị Thiền, phong cách Wabi sabi sẽ là “điểm tựa” tinh thần hoàn hảo để bạn tìm lại sự cân bằng, nguồn năng lượng và giá trị tinh thần mỗi khi trở về tổ ấm.

Hình 29: Phong cách Wabi Sabi nét trang nhã và mộc mạc mang lại cảm giác dễ chịu (Nguồn: Sưu tầm)

Hình 30: Sử dụng những chất liệu hữu cơ, gần gũi với thiên nhiên (Nguồn: Sưu tầm)

Hình 31: Sử dụng gam màu của phong cách này mang lại sự bình yên, tĩnh lặng trong tâm hồn (Nguồn: Sưu tầm)

3. Đồ Trang Trí:
Những vật dụng trang trí trong nhà cũng là cách để chủ nhà thể hiện sở thích và cá tính của mình. Những bức tranh nghệ thuật, đồ gốm sứ, hay những món đồ lưu niệm từ những chuyến du lịch đều có thể kể một câu chuyện riêng về gia chủ. 

Hình 32: Đồ trang trí thể hiện phong cách cá nhân (Nguồn: Sưu tầm)

Hình 33: Sử dụng nội thất tương phản cũng là một cách thể hiện phong cách cá nhân (Nguồn: Sưu tầm)


Kết Luận: 

 Nội thất không chỉ là nơi để chúng ta sinh hoạt hàng ngày, mà còn là tấm gương phản chiếu cá tính và phong cách của mỗi người. Từ màu sắc, vật liệu, phong cách thiết kế cho đến cách bày trí, tất cả đều góp phần tạo nên một không gian sống độc đáo và riêng biệt, phản ánh chính con người của chủ nhà.
Trước khi lựa chọn một phong cách thiết kế nội thất phù hợp, cần tìm hiểu rõ về không gian cơ bản có sẵn, sở thích bản thân, nhu cầu sử dụng cá nhân và gia đình. Chú trọng nhiều đến tính năng sử dụng lâu dài. Để có được một sự lựa chọn tối ưu và phù hợp nhất, hãy liên hệ với đội ngũ kinh nghiệm tại Vạn Phúc House để có những tư vấn cụ thể cho không gian gia đình bạn. Luôn nắm bắt mọi xu hướng và thấu hiểu những trải nghiệm quý giá, từ đó sẽ có những kiến thức tư vấn phù hợp cho từng gia chủ.

 

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

ĐĂNG NHẬP
Nhận nhiều ưu đãi hơn